Sau bài viết Đọc hiểu Báo cáo tài chính, một phần nào đó ta đã hình dung được một công ty sẽ theo dõi tình hình kinh doanh của mình qua những công cụ nào, cũng như cách mà dòng tiền được ghi nhận trên các loại báo cáo tài chính khác nhau.
Vậy từ những con số trên những báo cáo đã biết, làm sao chúng ta có thể phân tích để đưa ra kết luận liệu công ty này có đang làm ăn hiệu quả hay không? Câu hỏi này sẽ được trả lời thông qua việc phân tích một số chỉ số tài chính trọng yếu.
Chỉ số tài chính và Ý nghĩa của chúng
Mặc dù có rất nhiều chỉ số, nhưng mình chỉ muốn tập trung vào một vài chỉ số quan trọng và cần thiết mà bản thân mình hay sử dụng:
Bảng 1: Ý nghĩa của một số chỉ số tài chính quan trọng
Nhóm chỉ số | Chỉ số | Ý nghĩa | Xu hướng |
---|---|---|---|
Profitability Ratios (Chỉ số lợi nhuận) | Operating Profit Margin (Tỉ suất LN hoạt động) | Thể hiện hiệu quả từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp | Càng cao càng tốt |
Profit Margin (Tỉ suất LN trước thuế) | Thể hiện hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty (bao gồm cả hoạt động kinh doanh chính và doanh thu/chi phí khác) | Càng cao càng tốt | |
% Growth Profit YoY (% Tăng trưởng lợi nhuận) | Thể hiện tốc độ phát triển của công ty qua từng năm | Càng cao càng tốt | |
ROA (Lợi nhuận trên Tài sản) | Một đồng Tài sản sinh ra bao nhiêu lợi nhuận | Càng cao càng tốt | |
ROE (Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu) | Một đồng Vốn chủ sở hữu (VCSH) sinh ra bao nhiêu lợi nhuận | Càng cao càng tốt | |
Leverage Ratio (Chỉ số Đòn bẩy) | Debt to Equity (Nợ trên VCSH) | Cho biết một công ty có đang vay nợ nhiều | Không cao/thấp hơn nhiều so với các công ty khác cùng ngành là tốt |
Liquidity Ratios (Chỉ số Thanh khoản) | Current Ratio (Chỉ số Thanh khoản hiện thời) | Khả năng thanh toán phần nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn | Lớn hơn 1 là tốt |
Efficiency Ratios (Chỉ số Hiệu quả hoạt động) | Days Inventory Oustanding (Số ngày tồn kho) | Tốc độ xử lý hàng tồn trong kho (đơn vị: ngày) | Càng thấp càng tốt |
Account Receivable Days (Số ngày thu nợ) | Tốc độ thu hồi các khoản phải thu (đơn vị: ngày) | Càng thấp càng tốt |
Ghi chú: nhận định một chỉ số cao hay thấp có tính tương đối khi nó phụ thuộc vào mối tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành
Công thức tính chỉ số tài chính:
Ví dụ phân tích chỉ số tài chính:
Phân tích chỉ số tài chính Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã: FRT) năm 2020:
So sánh kết quả phân tích với công ty khác cùng ngành
Sau khi có được kết quả phân tích, chúng ta có thể biết được khuynh hướng phát triển của công ty là tốt hay xấu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nữa nếu ta thực hiện so sánh với một công ty khác cùng ngành để biết được trong một tập hợp các công ty trong một ngành thì công ty này đang đứng ở đâu. (Trong một lớp học, chúng ta sẽ ưu tiên “bỏ tiền” vào những học sinh đứng đầu trước chứ :D)
Bảng 2: So sánh kết quả phân tích trên với công ty cùng ngành (Công ty cổ phần Thế giới Số – DGW):
Mã | FRT | DGW |
---|---|---|
Tỉ suất LN hoạt động | 13.6% | 6.4% |
Tỉ suất LN trước thuế | 1.05% | 2.7% |
Tăng trưởng LN trước thuế | -56% | 59% |
ROA | 2.9% | 8.7% |
ROE | 6.8% | 23.0% |
Thanh khoản hiện thời | 1.2 | 1.5 |
Nợ/ VCSH | 2.7 | 1.6 |
Số ngày thu nợ | 38 | 24 |
Số ngày tồn kho | 73 | 35 |
Từ phân tích, ta có nhận định:
- LN hoạt động của FRT tốt hơn DGW.
- Tuy nhiên, LN trước thuế của FRT lại kém hơn DGW đáng kể (-56% vs 59%).
- Tỉ suất ROA, ROE của DGW có thể nói là tốt nhất.
- Thanh khoản hiện thời của FRT và DGW tương đối bằng nhau.
- Số ngày thu nợ, số ngày tồn kho và tỉ lệ nợ của DGW tốt hơn FRT.
Kết luận: dựa vào các tiêu chí chỉ số tài chính khác nhau, DGW là một cổ phiếu tốt, và đáng mua hơn FRT trong năm 2020.
Lời kết:
Phân tích chỉ số tài chính là một trong những bước cần thiết khi phân tích cơ bản để biết một cổ phiếu có đáng để chúng ta bỏ tiền ra đầu tư hay không. Việc hiểu sức mạnh nội tại của một doanh nghiệp không chỉ giúp ta luôn giữ được tâm thế bình tĩnh khi đầu tư, bất chấp những biến động của thị trường chung mà trong một số trường hợp còn giúp ta nắm bắt được cơ hội đầu tư trên thị trường.
Phân tích cơ bản có thể được xem là “địa lợi”; phân tích kỹ thuật là “thiên thời” và kiểm soát tâm lý là “nhân hòa”. Mình cho rằng nhà đầu tư thành công là những người nắm được cả 3 yếu tố này.
See ya,
HB
Disclaimer:
Phân tích trong bài chỉ mang tính tham khảo từ quan điểm cá nhân mà không dùng để đưa ra lời khuyên đầu tư.
The analysis is for reference from my personal point of view, with no purpose of giving investment advice.
Leave a Reply