[Book review] Ngàn mặt trời rực rỡ – Khaled Hosseini

Giữa tháng 8 năm 2021, sau sự kiện Afghanistan bị Taliban chiếm đóng và Mỹ buộc phải rút quân, hình ảnh của biết bao con người cố gắng chạy trốn, bất chấp mạng sống, họ treo mình trên những chiếc máy bay quân sự của Mỹ, hàng trăm người chen chúc trong khoang hàng với…


Giữa tháng 8 năm 2021, sau sự kiện Afghanistan bị Taliban chiếm đóng và Mỹ buộc phải rút quân, hình ảnh của biết bao con người cố gắng chạy trốn, bất chấp mạng sống, họ treo mình trên những chiếc máy bay quân sự của Mỹ, hàng trăm người chen chúc trong khoang hàng với hy vọng thoát khỏi đất nước này tràn ngập trên các trang báo mạng. Trong khoảng thời gian đó, trên những hội nhóm đọc sách, mọi người ai cũng nói về chủ đề này, bảo rằng nếu muốn hiểu thêm về tình hình ở Afghanistan thì hãy đọc cuốn “Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ”. Cuốn theo cái tính tò mò, mình tìm đọc và đã hiểu, tại sao họ sẵn sàng liều mạng đến thế – vì nếu ở lại, tất cả những gì họ có chỉ là Sự bế tắc.

Cuốn truyện theo chân câu chuyện của hai người phụ nữ Mariam và Laila ở Afghanistan mà qua đó, cuộc sống ở Afghanistan hiện lên đầy trần trụi và nhẫn tâm.

Mariam

Truyện bắt đầu với Mariam khi còn bé ở cùng mẹ. Cha cô tên là Jalil, nhưng chỉ có thể gặp cha mỗi tuần một lần vào t5, việc cô bé có được gặp cha hay không hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát, ông tự đến và đi. Thế nhưng ông rất yêu cô bé, hầu như tuần nào cũng đến thăm và cho cô nhiều đồ chơi mới lạ. Mẹ cô lại là một người tiêu cực, lúc nào cũng cáu bẳn và luôn bảo rằng vì cô là con gái, số phận của cô là chịu đau khổ và không thể làm gì được. Bà ấy cũng luôn miệng kể tội cha Mariam và hận ông. Bà luôn muốn giữ Mariam bên mình và luôn nói với cô bé rằng, cô là tất cả của bà. Thế nhưng, với Mariam, cô bé không hiểu những nỗi uất hận đó của mẹ, chỉ cảm nhận được tình yêu của cha cô và vì thế lúc nào Mariam cũng mong ngóng chuyến viếng thăm của Cha.

Có những khi Mariam thắc mắc vì sao Jalil không sống chung với hai mẹ con, nhưng mẹ cô bé chỉ biết im lặng, không nói gì. Một ngày, khi không thể chịu được nữa, cô bé trốn mẹ đi tìm nơi ở của cha trong thành phố. Sau một ngày dài, cô tìm đến được nơi ở của ông – một căn nhà bề thế, sang trọng, và cô nhìn thấy những thành viên khác trong gia đình – vợ và những người con khác của ông. Mariam bàng hoàng và hiểu ra mình là ai, mẹ mình là ai, và vì sao mẹ mình vẫn luôn hận cha Jalil đến thế. Trở về nhà, Mariam phát hiện mẹ mình đã treo cổ tự sát vì nghĩ rằng Mariam đã bỏ bà mà đi.

Sau khi lo toang mọi sự, Mariam được đón ở chung với cha Jalil, tuy nhiên, cô bé không còn nhận thấy sự niềm nở của cha mình nữa. Là một đứa con hoang, dù rằng cô bé biết người cha vẫn lo lắng cho mình, nhưng vì thanh danh của ông, cô hiểu rằng mình không còn thuộc về vòng tay của ông nữa. Một sáng nọ, cha Jalil và vợ cả kêu cô ngồi xuống và thông báo về hôn sự của cô – với Rasheed, một người đàn ông hơn 30 tuổi. Lúc này cô bé 16 tuổi.

Truyện sau đó kể về cuộc sống hôn nhân của cô, những “thước phim” ban đầu tốt đẹp vỡ vụn ngay lập tức khi biến cố xảy ra và cô mất đi đứa con đầu lòng của mình. Theo sau đó là sự ghẻ lạnh của người chồng…

Laila

Truyện chuyển mạch đến Laila, một cô bé được sinh ra trong một gia đình đầy đủ có cha, có mẹ. Cha cô là một nhà giáo dạy văn tân tiến, sẵn sàng hỗ trợ để cô bé được đi học đầy đủ, bất chấp quan niệm của xã hội. Cô bé có một tình bạn đẹp với người bạn thời thơ ấu của mình – Tariq, mà sau này, tình bạn ấy trở thành tình yêu và lời hứa hẹn về một mái ấm gia đình trọn vẹn. Thế nhưng, chiến sự diễn ra và ngày càng gay gắt, nhà nhà đều chạy trốn và hai người bị chia cắt. Trong lúc cả nhà đang chuẩn bị đồ đạc dọn đi, một tiếng rít xé tai, và làm nổ tung ngôi nhà của Laila, lúc này cha mẹ đang ở trong đó.

Tỉnh dậy, cô thấy mình đang được chăm sóc bởi Mariam và Rasheed…

Khi tỉnh lại trong nhà của Mariam và Rasheed, một người đàn ông đến và báo với Laila rằng tình yêu thời thơ ấu của cô – Tariq đã chết. Tuyệt vọng vì cô không còn ai thân thuộc, cô biết để sống, mình phải ở lại ngôi nhà này. Cô biết thế, Rasheed biết thế (vì thật ra người đàn ông đến báo tin này là trò lừa gạt của Rasheed), vậy nên khi Rasheed đề nghị cô làm vợ hai, Laila đồng ý ngay, vì sự sống của cô và của chính đứa con mà cô đang mang trong mình với Tariq.

Vậy là Mariam và Rasheed, hai con người với hai số phận khác nhau Mariam và Laila, tuổi đời cách nhau cũng nhiều, đã gặp nhau như thế để rồi từ đó cuộc đời của họ đã thay đổi hoàn toàn. Bắt đầu với tư cách là vợ chính, vợ thứ; mối quan hệ của họ có thể nói là không tốt đẹp gì. Thế nhưng, điều duy nhất gắn kết họ lại chính là sự căm ghét đối với người chồng kẻ vũ phu, độc ác và phân biệt đối xử. Ngày qua ngày, họ hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau trong những trận cãi vã, những đòn đau thể xác. Ở nơi đó, họ không được xem là con người mà là những người sinh ra đã ở tận đáy của xã hội. Ở đó, bệnh viện được chia thành cho nam và nữ, trong khi bệnh viện cho nam thì được chu cấp đầy đủ, bệnh viện cho nữ lại không có cơ sở vật chất, thiếu thuốc, thiếu ô xy đến độ Laila đi sanh con mà không có thuốc gây mê…Mariam muốn đi mua thuốc thì không có tiền, dù có tiền thì cứ đi rong ngoài đường mà không có đàn ông đi cùng là cũng bị bắt lại (wtf), mà sanh con thì làm sao chờ được, thế là Laila phải sanh con mà không được gây mê, gây tê (đọc tới đây mà xót nỗi cả da gà 🙁 ).

Cái khổ và uất ức cứ thế đong lại từng chút một, đến lúc, khi mà mạng sống của Laila bị Rasheed đe dọa, Mariam buộc phải ra tay giết chết Rasheed để Laila được sống. Laila và Tariq tìm được nhau, muốn cùng Mariam chạy trốn, thế nhưng làm sao được khi Mariam đã phạm tội lớn như thế. Cô ở lại, chịu bị bắt và bị xét xử để Laila có thể trốn thoát. Laila sau đó sống sót, được sống với Tariq và có cuộc sống bình yên. Thế nhưng cô vẫn luôn đau đấu và không thôi nghĩ về Mariam, người chị đã hy sinh thân mình vì cô và các con của cô. Cô tìm thấy người thân cận của bố Mariam và nhận được bước thư ông ấy gửi cho Mariam, gửi lời xin lỗi vì năm xưa đã đối xử tệ bạc với cô, cùng với số tiền mà ông tích góp được. Laila kể cho Tariq, đưa anh xem bức thư cùng với số tiền và cô bật khóc. Đến cuối cùng, dù không còn nữa, Mariam vẫn giúp cô đến thế này.

Cuối truyện, là hình ảnh đẹp khi Laila được dạy học, được sống trong yên bình với Tariq và các con, và rằng cái tên Mariam sẽ sống mãi cùng với người con sắp ra đời của Laila. Một hành trình có đôi khi vui, nhưng phần nhiều là nước mắt, nỗi đau, đọng lại ở những trang cuối cùng đâu đó là sự xót xa nhưng cũng có lòng biết ơn của và ấm áp của tình người.

HB


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *